Yêu người hơn tuổi: Lệch nhịp hay học cách trưởng thành?

Thiên Di

Phóng viên

Yêu người hơn tuổi là cơ hội để trưởng thành hay chỉ là hành trình cố gắng theo kịp một thế giới không dành cho mình?

Yêu người hơn tuổi luôn là một “đề tài nóng” trong tình yêu tuổi teen và thanh xuân. Khi một người trẻ phải lòng ai đó hơn mình vài ba tuổi, thậm chí cả một thế hệ, mối quan hệ ấy không chỉ đối diện với khoảng cách tuổi tác mà còn là sự khác biệt về suy nghĩ, lối sống, kỳ vọng và cả nhịp sống.

Vậy tình yêu ấy là “lệch nhịp” hay là cơ hội để cả hai cùng trưởng thành?

Empty

Không ít teen đang trải qua “mối tình không cùng thế hệ”

(17 tuổi, học lớp 12, Hà Nội) kể: “Em quen anh ấy từ lần đi học ngoại khoá hè, ảnh là giảng viên trợ giảng hơn em 7 tuổi. Ban đầu chỉ là hỏi bài, sau dần dần nói chuyện hợp nên thân hơn. Bọn em yêu nhau gần một năm, nhưng em luôn có cảm giác mình phải cố hiểu được thế giới của ảnh đầy deadline, áp lực, những mối quan hệ phức tạp em không chạm tới được”.

Không riêng gì H., nhiều bạn trẻ chia sẻ rằng khi yêu người hơn tuổi, họ cảm thấy như đang phải “đeo ba lô đá” chạy theo người lớn: cố trưởng thành nhanh hơn, sống có trách nhiệm hơn, suy nghĩ chín chắn hơn để “bằng” người kia.

Empty

Cố “trưởng thành sớm” vì yêu

Nhiều teen cho biết họ cảm thấy mất dần bản sắc cá nhân khi yêu người lớn tuổi hơn. Mỗi buổi hẹn hò đều phải “ăn nói chừng mực”, “ăn mặc chỉn chu”, “tỏ ra hiểu chuyện” để không bị cho là trẻ con.

“Bạn trai em 26 tuổi, còn em mới 19. Ảnh luôn nhắc em không nên đăng ảnh ‘sến súa’, không được comment ‘cute’ như các bạn cùng lớp. Em cảm giác yêu mà không được là chính mình nữa”, P.T. (TP.HCM) chia sẻ.

Việc phải liên tục thay đổi để “vừa mắt” người yêu khiến không ít bạn trẻ cảm thấy mệt mỏi. Khi không còn giữ được màu sắc cá nhân, mối quan hệ dễ trở thành gánh nặng.

Tình yêu lệch tuổi có bền không?

Nếu một người sẵn sàng kiên nhẫn, còn người kia không ngừng nỗ lực để rút ngắn “khoảng cách thế hệ”, thì chuyện tình đó hoàn toàn có thể kéo dài lâu dài.

Theo TS. Phạm Thị Thúy – Giảng viên Học viện Chính trị Khu vực II – Chuyên gia Xã hội học chia sẻ trên báo Dân Việt, những cuộc hôn nhân lệch tuổi không hề sai, thậm chí có thể rất hạnh phúc nếu cả hai thực sự trưởng thành và chia sẻ giá trị sống tương đồng. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy nhiều cặp đôi đi vào hôn nhân khi mới chỉ đứng ở ngưỡng yêu.

“Khi yêu người lớn tuổi hơn, nam giới thường bị hấp dẫn bởi sự chín chắn, kinh nghiệm sống. Nhưng khi kết hôn, sự hấp dẫn đó không đủ để giữ được mối quan hệ nếu thiếu nền tảng chung như quan điểm sống, tài chính, cách nuôi con và đặc biệt là tinh thần trách nhiệm”, TS. Phạm Thị Thúy nói.

Empty

Làm sao để yêu người hơn tuổi một cách lành mạnh?

    • Tôn trọng sự khác biệt: Đừng cố trở thành bản sao của người ấy, hãy giữ lấy màu sắc riêng.
    • Giao tiếp trung thực: Chia sẻ cảm xúc thật, thay vì im lặng và cố gồng.
  • Đừng ép mình lớn quá sớm: Trưởng thành là quá trình, không nên vì tình yêu mà bỏ qua tuổi trẻ của mình.
  • Giữ ranh giới cá nhân: Có thể học hỏi người ấy, nhưng đừng đánh mất mình.
  • Chấp nhận thực tế: Nếu một ngày thấy không thể hòa hợp, việc dừng lại cũng không phải là thất bại.

Yêu người hơn tuổi không phải lúc nào cũng lệch nhịp, nhưng cũng không dễ dàng như trong phim tình cảm. Đó có thể là cơ hội để bạn trưởng thành hơn, hiểu cuộc sống nhiều hơn nhưng cũng là phép thử cho chính bạn: liệu bạn có đủ bản lĩnh để yêu mà vẫn là chính mình?

Bởi suy cho cùng, tình yêu đẹp không nằm ở tuổi tác, mà ở sự đồng điệu và thấu hiểu giữa hai trái tim.

Bài viết liên quan

Tin mới nhất