Yêu mà cứ sợ mất, sợ bị bỏ rơi: Vấn đề ở họ hay ở mình?

Thiên Di

Phóng viên

Yêu mà lúc nào cũng thấp thỏm sợ bị bỏ rơi đó là dấu hiệu của tình yêu chân thành hay là vết thương chưa được chữa lành từ bên trong?

Khi yêu, ai cũng mong giữ được người bên cạnh. Nhưng nếu cứ sống trong cảm giác thấp thỏm lo sợ bị bỏ rơi, liệu đó là biểu hiện của tình yêu chân thành hay dấu hiệu của tổn thương chưa lành? Và câu hỏi lớn hơn: Lỗi nằm ở người ấy hay ở chính chúng ta?

Luôn lo sợ bị bỏ rơi – cảm xúc không của riêng ai

Ngọc Minh (20 tuổi, sinh viên năm 2 tại TP.HCM) chia sẻ: “Tôi yêu bạn trai mình rất nhiều, nhưng cứ hễ thấy anh ấy không trả lời tin nhắn trong vài giờ là tôi bắt đầu tưởng tượng đủ tình huống: anh chán tôi, có người mới, muốn rời bỏ tôi… Tôi ghét cảm giác này nhưng không dừng lại được”.

Trường hợp của Minh không hiếm. Trong nhiều mối quan hệ, đặc biệt là ở người trẻ, cảm giác bất an, sợ bị rời bỏ, hay hoài nghi “người ta còn thương mình không?” diễn ra như một vòng lặp. Nó khiến mối quan hệ trở nên ngột ngạt, đầy kiểm soát, và dễ tan vỡ.

Empty

Tình yêu hay là nỗi sợ bị bỏ lại?

Cảm giác sợ bị bỏ rơi thường xuất phát từ tổn thương quá khứ hoặc sự thiếu tự tin của chính bản thân. Những người từng trải qua gia đình không hạnh phúc, bị bạn bè phản bội, hoặc từng bị bỏ rơi trong một mối tình cũ… thường mang theo nỗi sợ ấy sang mối quan hệ mới.

Khi tình yêu biến thành sự kiểm soát

Sợ bị bỏ rơi đôi khi khiến bạn hành động tiêu cực:

  • Gọi điện, nhắn tin liên tục chỉ để kiểm tra
  • Ghen tuông vô lý, suy diễn từ những điều nhỏ nhặt
  • Tự ti, so sánh bản thân với “tình cũ” hoặc bạn khác giới của người yêu
  • Luôn cần được khẳng định “Anh/Em có còn yêu em/anh không?”

Những hành vi ấy dễ khiến đối phương mệt mỏi. Càng níu giữ bằng cách kiểm soát, càng dễ đẩy họ ra xa.

Lỗi do ai: người kia thiếu quan tâm hay do bản thân chưa lành?

Câu hỏi thường được đặt ra: “Tôi bất an vì người yêu hay vì chính tôi?”

Thật ra, có thể là cả hai.

Nếu người yêu bạn thường xuyên lạnh nhạt, mập mờ, hay ‘bật tín hiệu’ không rõ ràng, thì cảm giác bất an là điều dễ hiểu. Khi đó, vấn đề nằm ở cách họ yêu bạn.Nhưng nếu họ vẫn yêu thương, rõ ràng, chăm sóc mà bạn vẫn không thể tin tưởng, thì có lẽ bạn đang mang theo tổn thương cá nhân chưa được chữa lành.

Empty

Yêu không đồng nghĩa với sợ hãi

Một mối quan hệ lành mạnh là nơi bạn cảm thấy an toàn, tự do và được là chính mình. Nếu yêu mà luôn sợ, hãy dừng lại và tự hỏi:

Mối quan hệ này khiến tôi tốt lên hay khiến tôi hoang mang nhiều hơn?

Người ấy có cho tôi đủ cảm giác tin tưởng?Tôi có đang quá lệ thuộc cảm xúc vào họ?

Câu trả lời sẽ giúp bạn phân định rõ: nên tiếp tục, thay đổi hay bước ra.

Học cách yêu không phụ thuộc

Để không sợ bị bỏ rơi, trước hết hãy học cách yêu chính mình:

Đầu tư vào bản thân: học hành, sở thích, bạn bèGiữ những ranh giới cá nhân trong tình yêuHiểu rằng: không ai là “tất cả” của cuộc đời bạnNếu cảm thấy mình có nỗi sợ sâu xa, hãy trò chuyện với chuyên gia tâm lý

Đừng yêu trong trạng thái thiếu an toàn

Tình yêu không nên là nơi khiến bạn thấy mình bé nhỏ, luôn lo lắng mình sẽ bị bỏ lại. Nếu bạn yêu mà luôn sợ mất, sợ bị bỏ rơi, thì có thể bạn cần quay về chữa lành chính mình, thay vì cố bám víu vào ai đó.

Bài viết liên quan

Tin mới nhất