Ở trong nhà không có nghĩa là an toàn tuyệt đối khi giông sét ập đến, đây là 5 tình huống tiềm ẩn nguy cơ bị sét đánh mà nhiều người vẫn chủ quan mắc phải.
Theo thông tin từ BS Nguyễn Văn Nhất, khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực và chống độc, Bệnh viện đa khoa Thanh Oai, vào khoảng 16h30 ngày 30/6, khoa đã tiếp nhận bệnh nhân N.T.C. (52 tuổi) và D.V.N. (53 tuổi), cùng trú tại xã Thanh Oai. Hai bệnh nhân bị sét đánh khi đang làm đồng.
Khi nhập viện, cả hai bệnh nhân đều tỉnh táo, do bị ảnh hưởng bởi nguồn điện dẫn truyền từ tia sét chứ không bị đánh trực tiếp. Tuy nhiên, họ có triệu chứng tê, đau dọc cánh tay bên tiếp xúc với nguồn điện do tia sét phóng ra.
Vụ việc này khiến nhiều người dân vô cùng hoang mang. Việc trú mưa trong nhà tưởng như là biện pháp an toàn tuyệt đối khi trời giông sét nhưng thực tế cho thấy không ít người vẫn bị sét đánh ngay cả khi đã ở trong không gian kín.
Nguyên nhân đến từ những thói quen sinh hoạt tưởng chừng vô hại nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ cực kỳ lớn. Dưới đây là 5 tình huống dễ khiến bạn “mời gọi” tia sét mà nhiều người vẫn vô tư mắc phải.
Chia sẻ trên Vnexpress, Tiến sĩ Anh cho biết, khi con người đang ở trong nhà thì nên đứng xa cửa sổ, cửa ra vào, các đồ dùng điện, tránh các chỗ ẩm ướt như buồng tắm, bể nước, vòi nước, không nên dùng điện thoại trừ trường hợp rất cần thiết. Người dân cũng nên rút phích cắm các thiết bị điện trước lúc có giông.
Đặc biệt, người dân nên tránh xa các đường dây điện thoại, dây điện và vật dùng điện ít nhất một mét. Vô tuyến nối với dây ăng ten để ngoài trời rất cần rút ra khi trời có giông.
Ngỡ rằng trú mưa trong nhà là an toàn tuyệt đối, nhưng thực tế cho thấy không ít tai nạn thương tâm vẫn xảy ra do bị sét đánh ngay tại nơi tưởng chừng “bất khả xâm phạm” này.
Dưới đây là 5 tình huống nguy hiểm dễ khiến bạn trở thành nạn nhân của sét mà ai cũng cần ghi nhớ để bảo vệ bản thân.
1. Sử dụng thiết bị điện khi trời mưa giông
Nhiều người vẫn có thói quen vừa nghe sấm chớp vừa… sạc điện thoại hay dùng máy tính. Tuy nhiên, đây là một trong những hành động cực kỳ nguy hiểm. Theo Cục An toàn lao động (Bộ LĐ-TB&XH), khi sét đánh vào đường dây điện hoặc các trạm biến áp, dòng điện có thể truyền qua ổ điện, thiết bị điện và gây nguy hiểm cho người sử dụng.
2. Chạm vào vòi nước hoặc tắm dưới vòi hoa sen
Có thể bạn chưa biết: hệ thống ống nước kim loại trong nhà hoàn toàn có khả năng dẫn sét. Việc tắm hoặc rửa tay khi đang có giông sét có thể khiến dòng điện truyền từ bên ngoài vào nhà qua hệ thống ống nước, gây bỏng nặng hoặc tử vong.
3. Đứng gần cửa sổ, cửa ra vào hoặc ban công
Cửa sổ mở ra không gian bên ngoài, nhất là các loại cửa kim loại hoặc có khung kim loại, hoàn toàn có thể trở thành nơi truyền dẫn dòng điện từ tia sét đánh trúng khu vực xung quanh. Đứng gần đó là đặt mình vào “vùng nguy hiểm” mà không hề hay biết.
4. Cầm, chạm vào vật dụng kim loại trong nhà
Một số đồ vật quen thuộc như thìa, đũa inox, tay nắm cửa, khung giường kim loại, thang sắt… đều có khả năng dẫn điện tốt. Trong trường hợp sét đánh gần nhà, dòng điện có thể lan truyền qua các vật dụng kim loại này và gây nguy hiểm cho người đang sử dụng.
Lưu ý: Không tựa vào khung cửa, không đứng gần lan can sắt, và hạn chế chạm tay vào các bề mặt kim loại khi đang có mưa lớn kèm sấm sét.
5. Sử dụng điện thoại bàn cố định hoặc dây mạng có dây
Không chỉ điện thoại di động đang sạc mới nguy hiểm, mà ngay cả điện thoại bàn cũng có thể trở thành “bẫy điện” trong cơn giông. Nhiều tai nạn do sét gây ra ghi nhận nạn nhân bị ảnh hưởng khi đang nói chuyện qua điện thoại cố định.
Đặc biệt, dây mạng LAN cắm trực tiếp vào máy tính cũng có thể truyền sét từ hệ thống ngoài trời vào nhà nếu bị đánh trúng đường truyền internet hoặc cột phát sóng.
Làm gì để phòng tránh bị sét đánh khi đang ở trong nhà?
-
- Ngắt hết các thiết bị điện tử không cần thiết.
- Tránh xa cửa sổ, cửa ra vào và các vật dụng bằng kim loại.
- Không tắm, rửa tay hoặc sử dụng nước máy trong lúc có sét.
- Không dùng điện thoại bàn, mạng có dây trong giông sét.
- Sử dụng hệ thống chống sét lan truyền hoặc lắp đặt cột thu lôi nếu nhà ở vùng thường có sét.
Sét không chỉ là hiểm họa ngoài trời. Ngay cả khi đã trú ẩn trong nhà, nếu không nắm rõ các nguyên tắc an toàn, bạn vẫn có thể trở thành nạn nhân của hiện tượng tự nhiên nguy hiểm này. Đừng để sự chủ quan khiến bạn trả giá đắt – phòng còn hơn tránh!