Ngày 2/7, nhiều tỉnh, thành trên cả nước đã đồng loạt ban hành quyết định bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo, quản lý tại các sở, ngành. Trong số đó, nhân sự lãnh đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cũng được công bố.
Dưới đây là danh sách Giám đốc Sở GD&ĐT 34 tỉnh, thành phố sau khi hợp nhất:
Tỉnh, thành phố | Giám đốc | Học vị | Vị trí trước hợp nhất | ||||||
TP Hà Nội | Ông Trần Thế Cương | Tiến sĩ | Giữ nguyên | ||||||
TP Hồ Chí Minh
(Hợp nhất TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu) |
Ông Nguyễn Văn Hiếu | Tiến sĩ | Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM | ||||||
An Giang
(Hợp nhất Kiên Giang và An Giang) |
Ông Trần Quang Bảo | Thạc sĩ | Giám đốc Sở GD&ĐT Kiên Giang | ||||||
Bắc Ninh
(Hợp nhất Bắc Ninh và Bắc Giang) |
Ông Tạ Việt Hùng | Giám đốc Sở GD&ĐT Bắc Giang | |||||||
Cao Bằng | Bà Nguyễn Ngọc Thư | Giữ nguyên | |||||||
Cà Mau
(Hợp nhất Bạc Liêu và Cà Mau) |
Ông Nguyễn Văn Nguyên | Thạc sĩ | Quyền Giám đốc Sở GD&ĐT Bạc Liêu | ||||||
Cần Thơ
(Hợp nhất Sóc Trăng, Hậu Giang và TP Cần Thơ) |
Bà Trần Thị Huyền
(Phó phụ trách) |
Giám đốc Sở GD&ĐT Hậu Giang | |||||||
Đà Nẵng
(Hợp nhất Quảng Nam và TP Đà Nẵng) |
Bà Lê Thị Bích Thuận | Giám đốc Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng | |||||||
Đắk Lắk
(Hợp nhất Phú Yên và Đắk Lắk) |
Bà Lê Thị Thanh Xuân | Giám đốc Sở GD&ĐT Đắk Lắk | |||||||
Điện Biên | Bà Hoàng Tuyết Ban | Giữ nguyên | |||||||
Đồng Nai
(Hợp nhất Bình Phước và Đồng Nai) |
Bà Trương Thị Kim Huệ | Thạc sĩ | Giám đốc Sở GD&ĐT Đồng Nai | ||||||
Đồng Tháp
(Hợp nhất Tiền Giang và Đồng Tháp) |
Ông Lê Quang Trí | Giám đốc Sở GD&ĐT Tiền Giang | |||||||
Gia Lai
(Hợp nhất Gia Lai và Bình Định) |
Ông Phạm Văn Nam | ||||||||
Hà Tĩnh | Bà Nguyễn Thị Nguyệt | Giữ nguyên | |||||||
Hải Phòng
(Hợp nhất TP Hải Phòng và Hải Dương) |
Ông Lương Văn Việt | Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Dương | |||||||
Huế | Ông Nguyễn Tân | Giữ nguyên | |||||||
Hưng Yên
(Hợp nhất Hưng Yên và Thái Bình) |
Ông Phạm Đồng Thụy | Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Thái Bình | |||||||
Khánh Hòa
(Hợp nhất Ninh Thuận và Khánh Hòa) |
Ông Võ Hoàn Hải | Giám đốc Sở GD&ĐT Khánh Hòa | |||||||
Lai Châu | Ông Mạc Quang Dũng | Thạc sĩ | Giữ nguyên | ||||||
Lào Cai
(Hợp nhất Lào Cai và Yên Bái) |
Ông Luyện Hữu Chung
(Phó phụ trách) |
Giám đốc Sở GD&ĐT Yên Bái | |||||||
Lạng Sơn | Ông Hoàng Quốc Tuấn | Giữ nguyên | |||||||
Lâm Đồng
(Hợp nhất Đắk Nông, Bình Thuận và Lâm Đồng) |
Đang cập nhật | ||||||||
Nghệ An | Ông Thái Văn Thành | GS.TS | Giữ nguyên | ||||||
Ninh Bình
(Hợp nhất Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình) |
Ông Nguyễn Tiến Dũng | Tiến sĩ | Chủ tịch UBND thành phố Nam Định, Nam Định | ||||||
Phú Thọ
(Hợp nhất Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ) |
Ông Trịnh Thế Truyền | Giám đốc Sở Nội vụ | |||||||
Quảng Ngãi
(Hợp nhất Kon Tum và Quảng Ngãi) |
Ông Nguyễn Ngọc Thái | Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Ngãi | |||||||
Quảng Ninh | Bà Nguyễn Thị Thuý | Thạc sĩ | |||||||
Quảng Trị
(Hợp nhất Quảng Bình và Quảng Trị) |
Bà Lê Thị Hương | Tiến sĩ | Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Trị | ||||||
Sơn La | Đang cập nhật | ||||||||
Tây Ninh
(Hợp nhất Tây Ninh và Long An) |
Ông Nguyễn Quang Thái |
GD&ĐT Long An |
|||||||
Thanh Hoá | Ông Tạ Hồng Lưu
(Phó phụ trách) |
Giữ nguyên | |||||||
Thái Nguyên
(Hợp nhất Thái Nguyên và Bắc Kạn) |
Ông Nguyễn Ngọc Tuân | Giám đốc Sở GD&ĐT Thái Nguyên | |||||||
Tuyên Quang
(Hợp nhất Hà Giang và Tuyên Quang) |
Ông Vũ Đình Hưng | Tiến sĩ | Giám đốc Sở GD&ĐT Tuyên Quang | ||||||
Vĩnh Long
(Hợp nhất Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh) |
Bà La Thị Thuý | Thạc sĩ | Giám đốc Sở GD&ĐT Bến Tre |
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, trong năm 2025, quá trình rà soát chương trình và sách giáo khoa (SGK) sẽ được triển khai song song với việc cả nước tiến hành sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh. Điều này dẫn đến một số môn học bị ảnh hưởng trực tiếp do thay đổi địa giới, như: Lịch sử và Địa lí ở các lớp 4, 5, 9; Địa lí lớp 12; Lịch sử và Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10.
Các môn học trên sẽ được điều chỉnh chương trình theo quy định hiện hành, làm cơ sở để cập nhật nội dung SGK, bao gồm những thay đổi về yêu cầu cần đạt, kiến thức, số liệu, bản đồ, địa danh, biểu đồ và thông tin kinh tế – xã hội.
Bộ nhấn mạnh, nguyên tắc trong điều chỉnh là hạn chế tối đa việc thay mới SGK. Thay vào đó, giáo viên và nhà trường sẽ được hướng dẫn cụ thể để linh hoạt thực hiện chương trình phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
SGK tiếp tục đóng vai trò là tài liệu học tập cốt lõi, giúp nhà trường tổ chức dạy học hiệu quả. Giáo viên được khuyến khích chủ động sắp xếp các chủ đề, lựa chọn hoặc bổ sung nội dung giảng dạy sát với năng lực học sinh, điều kiện tổ chức dạy học và đặc điểm của từng vùng miền.
Trong năm học 2025-2026, chương trình và SGK hiện hành vẫn được sử dụng, đồng thời các nhà trường có thể linh hoạt điều chỉnh ngữ liệu, bài học và nội dung giảng dạy để thích ứng với mô hình chính quyền hai cấp và thực tiễn sau sắp xếp hành chính.