Báo của tuổi Teen

Cuộc sống của công nhân bên trong thủy điện Rào Trăng 3

Phần lớn, những công nhân mất tích trong vụ sạt lở thủy điện Rào Trăng 3 đều xuất thân từ các vùng quê nghèo miền Trung. Sống và sinh hoạt giữa công trường, họ cùng chia sẻ những khó khăn, chia nhau manh áo ấm.

Lực lượng cứu hộ cứu nạn đang chạy đua từng giờ để tìm kiếm 15/17 công nhân gặp nạn trong vụ sạt lở thủy điện Rào Trăng 3 hôm 12.10. Trước đó nhiều ngày, khu vực thủy điện Rào Trăng 3 đã xuất hiện mưa lớn cùng những vụ sạt lở bủa vây khắp nơi.

Để đảm bảo an toàn, anh em công nhân, nhân viên kỹ thuật được tập trung vào các lán trại và nhà điều hành trú ẩn. Ấy thế mà, nơi trú ẩn lại trở thành nỗi kinh hoàng của nhiều người.

Cuộc sống bên trong của công nhân.

Ông Nguyễn Đình Minh (63 tuổi, quê Quảng Trị) kể, phần lớn anh em công nhân đều có quê ở các tỉnh miền Trung nên ai cũng đoàn kết, chăm chỉ làm việc. Nhiều năm nay, cứ đến mùa bão, mọi người lại chia thành từng nhóm trú ẩn tại các lán trại nằm trên sườn núi. Trong những ngày trú ẩn, anh em như ông Minh thường chuẩn bị vài thùng mì tôm, nước ngọt cùng vài tấm chăn chia nhau.

Trong thời tiết xấu như thế, anh em công nhân không thể di chuyển đi ra ngoài vì như thế là rất mạo hiểm. Đến chiều 11.10, chỉ huy công trình yêu cầu ông Minh vào nấu cơm cho anh em ăn sớm để đi tránh nạn. Bữa cơm chiều đạm bạc với ít tép khô cùng vài quả trứng chiên, ăn vội vàng để lo công việc.

Công nhân may mắn sống xót trong vụ sạt lở. Ảnh: CTV

Trở về sau vụ sạt lở thủy điện Rào Trăng 3, anh Hồ Văn Thoàn (27 tuổi, trú huyện Đắk Rông, Quảng Trị) kể, ngày 7.10 trở đi, chuyện liên lạc bên trong thủy điện về gia đình gần đã bị mất bởi không có sóng điện thoại và bị mất điện diện rộng.

Trong đêm định mệnh 12.10, dòng nước lũ quét qua, cuốn phăng toàn bộ các lán trại và nhà điều hành tại thủy điện Rào Trăng 3.

Ông Minh và anh Thoàn may mắn thoát chết, họ cùng một nhóm công nhân hỗ trợ nhau, vượt rừng núi tìm đến thủy điện Rào Trăng 4 – nơi có lực lượng cứu hộ.

Nguồn Lao Động